Thôn Minh Kha
Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội

Bác Hồ đi "sắm" Tết (*)

                                          
 
         Khoảng một tuần lễ trước Tết nguyên đán Quý Mão- 1963, Bác Hồ nhắc văn phòng Chủ tịch nước báo cho Bộ trưởng Bộ công an Trần Quốc Hoàn, Tết này Bác muốn đến thăm chợ Đồng Xuân. Người có ý định đến với chợ Đồng Xuân vì đây là một khu thương mại sầm uất tấp nập, nhộn nhịp nhất ở Hà Nội.
        Người được phân công trực tiếp đi theo bảo vệ Bác là đồng chí Phan văn Xoàn – sau này là Thiếu tướng Tư lệnh- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Ông hồi tưởng lại vào dịp giáp Tết năm ấy, người mua kẻ bán khắp nơi đổ về Hà Nội rất đông nên công tác bảo vệ có phần khó khăn phức tạp. Vì vậy nếu cứ để bác đi công khai thì nhân dân ai cũng biết, và sẽ ùa kéo tới chào đón Người. Như vậy thì việc bảo vệ lại càng phức tạp khó khăn hơn. Sau khi nghiên cứu cụ thể, lãnh đạo Cục cảnh vệ đã báo cáo lãnh đạo Bộ công an phương án bảo vệ- trong đó có biện pháp đề nghị Bác hóa trang làm một công nhân già đi sắm Tết. Đề nghị này Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn báo cáo với Bác và được Người đồng ý.
       Hôm ấy là ngày 24-1-1963, tức 30 Tết. Ngày cuối cùng của năm Nhâm Dần, mọi người chuẩn bị đón giao thừa năm Quý Mão. Sáng hôm đó, Bác rất vui, cùng các đồng chí bảo vệ hóa trang cho Bác, Bác đeo kính trắng mắt tròn, gọng kính nhỏ như kính lão các cụ đồ thường dùng, Bác mặc quần áo vải cũ màu gụ đã bạc và khoác chiếc áo mưa vải bạt có vài chỗ đã sờn, cổ quàng chiếc khăn len màu tối, quấn nhiều vòng để vừa ấm cổ, vừa che bớt chòm râu, đầu đội mũ cát trắng, chân mang tất màu cỏ úa, đi đôi dép cao su đen.
       Theo phương án, ba người cùng đi chợ Tết với mối quan hệ gia đình, Bác là bố, đồng chí Phan Văn Xoàn là con, đồng chí Phan Đĩnh – vệ sỹ trực tiếp là cháu của Bác. Khoảng 9h sáng hôm ấy, ô tô đưa Bác theo đường Phan Đình Phùng đến phố Hàng Đậu dừng lại một lúc, rồi Bác xuống xe từ từ đi bộ theo phố Nguyễn Thiệp, rẽ qua phố Hàng Khoai. Lẽo đẽo theo sau là “người cháu” xách chiếc làn mây đi chợ, trong làn có mấy củ cà rốt, vài củ hành tây và mấy mớ rau thơm, đồng chí Xoàn đi trước một quãng. Ba Bác cháu hòa lẫn trong dòng người đông vui giữa phiên chợ sáng 30 Tết, trên đường phố ai cũng hăm hở lo việc mua bán tấp nập, không ai biết lúc này Bác Hồ cũng có mặt ở đây.
      Thiếu tướng Phan Văn Xoàn nhớ lại lúc ấy khi ba bác cháu đi đến cửa sau chợ Đồng Xuân, trước khi vào chợ như hành trình đã định, bỗng nhiên Bác dừng lại, với dáng vẻ thư thái, Người đứng ngắm quang cảnh nhộn nhịp, tấp nập người mua, kẻ bán chen chúc ở đầu chợ Bắc Qua, rồi Bác ngoặt sang trái rẽ vào chợ. Thấy vậy, tổ bảo vệ rất lo, vì trong phương án bảo vệ Bác, không vào chợ Bắc Qua, mà chỉ vào chợ Đồng Xuân, nên đồng chí Xoàn làm như vẻ thấy bố đi nhầm chỗ, bèn gọi: “Bố ơi, đường này cơ mà, đường đó chật lắm không đi được đâu bố ạ”. Vừa nói lớn để bác nghe, đồng chí Xoàn vừa giơ tay hướng vào phía cổng chợ Đồng Xuân, mọi người xung quanh không ai để ý.
        Nghe vậy Bác quay lại vừa nhìn đồng chí Xoàn, vừa mỉm cười rồi khẽ nói: “Bố con ta vào đây đã”. Thế là tổ bảo vệ phải theo lời Bác. Đồng chí Xoàn liền vượt lên trước rẽ lối để Bác đi. Chợ Bắc Qua lúc này đông nghẹt, đường vào chợ chật như nêm. Sau một lúc quan sát cảnh hàng hóa chợ Tết bày la liệt đầy ắp, đồng bào vui vẻ mua bán sắm sửa, Bác tỏ ý rất vui, rồi sau đó mới qua chợ Đồng Xuân.
         Vào trong chợ Bác đi chậm lại, có lúc dừng hồi lâu trước một số quầy hàng tạp hóa, đồ dùng gia đình, quần áo may sẵn và cửa hàng thực phẩm…để biết giá cả và sức mua sắm của dân. Trong chợ Đồng Xuân cũng chật ních người đi mua sắm và cả người đi xem cảnh chợ Tết Thủ đô, đôi lúc có người trong đám đông chen chúc lỡ chạm phải Bác, họ quay lại ôn tồn lễ phép xin lỗi, Bác gật đầu độ lượng và cười đáp lại. Trong khi đó đồng chí Xoàn lảng vảng gần đấy, còn đồng chí Đĩnh xách chiếc làn mây kè kè bên cạnh Bác như hai ông cháu sợ lạc nhau.
        Sau một hồi quan sát trong chợ, đồng chí Xoàn mời Bác sang thăm các quầy bán hoa tươi cạnh đó. Cả một dãy hàng hóa rực rỡ màu sắc các loại hoa Tết Hà Nội và các miền quê đưa về. Cạnh các quầy hoa là mấy cụ đồ áo dài the, khăn xếp đen, đeo mục kỉnh, ngồi chấm phá những câu đối bằng mực tàu trên những khổ giấy đỏ dài, nhiều người đi chợ đứng xem xung quanh. Sau một chốc, Bác rảo bước tới một quầy hàng bán hoa huệ gần đấy. Bác ngồi xuống chọn một bó huệ rất đẹp, đưa lên ngắm nhìn tỏ vẻ rất vừa ý, rồi hỏi chị bán hàng hoa.
-         Chị ơi, bó huệ này bao nhiêu?
-         Dạ, thưa cụ 5 hào.
        Lúc này đồng chí Đĩnh đứng sát ngay sau lưng Bác. Thấy bác ngồi hơi lâu sợ bị lộ, vì Bác trực tiếp trao đổi mua bán e rằng những người tinh ý sẽ phát hiện ra Bác, nên tôi bước vội tới nói với Bác: “Bố để con mua cho”, rồi mặc cả bó hoa huệ giá hai hào. Thiếu tướng Xoàn kể lại: sở  dĩ lúc tôi trả với giá thấp như vậy cốt để chị hàng hoa không bán, rồi lấy cớ mời Bác đi về cho an toàn. Khi nghe chị hàng hoa trả lời không thể bán được, Bác liền đứng dậy, một thoáng nhìn theo bó hoa huệ rồi đi ngay. Được một quãng ra chỗ vắng Bác quay lại nói nhỏ với tôi: “chú trả như vậy thì đi chợ cả ngày cũng chẳng mua được gì”, trên gương mặt phúc hậu của Người thoáng lộ nét trầm lặng, không vui.
         Thế rồi xuân này qua, xuân khác qua, cứ mỗi lần chuẩn bị đón xuân năm mới, khi kể lại với anh em bảo vệ và các nhà báo chuyện này, Thiếu tướng Phan Văn Xoàn vẫn bùi ngùi với cả nỗi niềm thương nhớ vời vợi đối với Bác. Câu chuyện Bác Hồ đi chợ tết hơn 50 năm trước vẫn luôn lắng đọng sâu thẳm trong lòng, nay ông ngậm ngùi hồi niệm nhớ lại.
          Nay cứ mỗi lần từ thành phố mang tên Người ra Thủ đô, tôi lại đến chợ Đồng Xuân mua một bó hoa huệ thật đẹp như bó hoa huệ hơn 50 năm trước để đưa vào lăng viếng Bác và thăm lại nơi Người ở và làm việc. Thấy những bông hoa huệ giản dị, trinh bạch, ngát hương đặt trước cửa nơi Người yên nghỉ trong Lăng và cắm trong lọ để trên bàn làm việc của Người ở nhà sàn. Lòng tôi se lại sót xa, nghẹn ngào xúc động nhớ Bác khôn nguôi không cầm được nước mắt. Và, cứ mỗi lần như thế, tôi như thầm thì thưa với Bác: “Bác ơi, con đã một lần làm Bác buồn. Nơi vĩnh hằng Người hãy tha lỗi cho con”.
 
                                                                             Bình Nguyên (ST)
*-Bùi Đình Nguyên
  (ghi theo lời kể của Thiếu tướng Phan Văn Xoàn)
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Tin mới (28/03/2021)
Tin mới
...
Thư mời họp Hội đồng hương năm 2020 (08/06/2020)
Thư mời họp Hội đồng hương năm 2020
...
Từng bừng lễ mừng thọ xuân Canh Tý 2020 (07/02/2020)
Từng bừng lễ mừng thọ xuân Canh Tý 2020
Từng bừng lễ mừng thọ xuân Canh Tý 2020
...
Bác Hồ với chiến thắng Điện Biên Phủ (18/05/2019)
Bác Hồ với chiến thắng Điện Biên Phủ
...
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2019 (22/03/2019)
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2019
...
Thư mời họp mặt (08/03/2019)
Thư mời họp mặt
...
Từng bừng lễ hội Chùa Thanh Quả xuân Kỷ Hợi 2019 (26/02/2019)
Từng bừng lễ hội Chùa Thanh Quả xuân Kỷ Hợi 2019
...
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Kỷ Hợi 2019 (12/02/2019)
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Kỷ Hợi 2019
...
Mùa xuân lại nghĩ về tiết kiệm* (04/02/2019)
Mùa xuân lại nghĩ về tiết kiệm*
...
Tấm gương của người mẹ (28/12/2018)
Tấm gương của người mẹ
...
Mạng xã hội và nhà báo với mạng xã hội (21/06/2018)
Mạng xã hội và nhà báo với mạng xã hội
...
Viết gương " Người tốt, việc tốt" theo lời dạy Bác Hồ (18/05/2018)
Viết gương " Người tốt, việc tốt" theo lời dạy Bác Hồ
...
Vui mừng Hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 18 tháng 3 năm 2017 (24/03/2018)
Vui mừng Hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 18 tháng 3 năm 2017
...
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2018 (11/03/2018)
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2018
...
Chuyện vui ngày 8-3 ở làng (06/03/2018)
Chuyện vui ngày 8-3 ở làng
...
Tưng bừng tết trồng cây Mậu Tuất 2018 (02/03/2018)
Tưng bừng tết trồng cây Mậu Tuất 2018
...
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Mậu Tuất 2018 (26/02/2018)
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Mậu Tuất 2018
...
Lễ cắt băng khánh thành nhà văn hoá và đón nhận danh hiệu làng văn hoá giai đoạn 2015-2017 (17/02/2018)
Lễ cắt băng khánh thành nhà văn hoá và đón nhận danh hiệu làng văn hoá giai đoạn 2015-2017
...
Ngày xuân lại nói về "tiểu phẩm" trên báo chí (02/02/2018)
Ngày xuân lại nói về "tiểu phẩm" trên báo chí
...
Chuyện cuối năm ở làng (10/12/2017)
Chuyện cuối năm ở làng
...
Tưng bừng đêm giao lưu văn nghệ mừng lễ hội đền Bà thôn Minh Kha (06/10/2017)
Tưng bừng đêm giao lưu văn nghệ mừng lễ hội đền Bà thôn Minh Kha
...
Tưng bừng lễ hội ngày 23 tháng 7 năm đinh dậu (14/09/2017)
Tưng bừng lễ hội ngày 23 tháng 7 năm đinh dậu
...
Ngày thương binh liệt sỹ năm nay ở thôn Minh Kha (05/07/2017)
Ngày thương binh liệt sỹ năm nay ở thôn Minh Kha
...
Thấm sâu lời Bác dạy (10/05/2017)
Thấm sâu lời Bác dạy
...
Tưng bừng liên hoan văn nghệ chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM (09/04/2017)
Tưng bừng liên hoan văn nghệ chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM
...
TT Họ và tên Năm sinh Năm hy sinh Hy sinh tại chiến trường I/ Danh sách liệt sỹ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1 Nguyễn Sỹ Nuôi   1949   2 Trần Văn Thường   1951  ...

Tin mới (28/03/2021)

VUI  MỪNG BUỔI HỌP MẶT HỘI ĐỒNG HƯƠNG MINH KHA NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2021   Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP- TỰ DO – HẠNH PHÚC -------------***------------     BAN LIÊN LẠC HỘI ĐỒNG HƯƠNG MINH KHA           Kính mời: Các Cô, Bác, Anh, Chị hội viên hội đồng hương Minh...
           Hoà chung không khí vui mừng đón xuân Canh Tý, hôm nay ngày 5 tháng giêng , tức ngày 29/01/2020, Chính quyền cùng Hội người cao tuổi thôn Minh Kha, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà...
                                             Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ, Hồ…Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ…               Câu khẩu ngữ đó không...
  Hòa chung không khí tưng bừng đón xuân mới , xuân Kỷ Hợi năm 2019. Hôm nay ngày 17/3/2019, Hội đồng hương Minh Kha tổ chức họp mặt hàng năm nhằm tổng kết, kết quả hoạt động trong thời...

Quê chồng (04/03/2016)

BÀI THƠ VIẾT NHÂN KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3     QUÊ CHỒNG   Theo chồng tôi đã về quê Làng Minh Kha đó, tôi về làm dâu Sự đời nào có ngờ đâu Làng quê ngày...
Chương trình văn nghệ hội chùa Bốn làng góp tiết mục đua thi tài Quanh ao  làng đông kín người Về chùa trẩy hội góp vui chương trình Cầm tay nhau bước xuống thuyền Mừng vui xao xuyến thỏa lòng...
                     Phạm Tài Nụ (Nguyên)                            Quê tôi có những cánh đồng                          Chỉ nghe tên gọi thắm nồng tình sâu                          Đồng Hà, đồng Má, đồng Dâu...
                                                                     Cầu Mới có từ ngàn xưa...

Hội bốn thôn (10/05/2015)

HỘI BỐN THÔN Bốn thôn chung một ngôi chùa Tên gọi Thanh Quả hiệu là Sùng Quang Điện Thánh thờ ngài Ngô Long Có công giúp các vua Hùng thủa xưa Chống giặc xâm chiếm nước ta Bốn thôn tưởng...
Thôn Minh Kha, Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
Thiết kế bởi webvietnam.vn