Thôn Minh Kha
Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội

Thấm sâu lời Bác dạy

Bài viết kỷ niệm lần thứ 127 năm, ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890- 19/5/2017)
 
 
                    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” là những phẩm chất đạo đức cơ bản làm nên cái gốc của con người cách mạng, bởi nó diễn ra hàng ngày hàng giờ, trong công tác và sinh hoạt. Đây cũng là những đạo đức truyền thống phương đông được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu, nội dung mới. Trong tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” viết tháng 6 – 1949, Người nêu rõ: “…cần, kiêm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng thi đua ái quốc.
                                  Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
                                  Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc
                                  Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.
                                  Thiếu một mùa thì không thành trời
                                  Thiếu một phương thì không thành đất
                                  Thiếu một đức thì không thành người.
 
                 Người giải nghĩa cụ thể: Cần là lao động cần cù siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao…Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình. tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”Cần kiệm là phẩm chất của người lao động trong đời sống, trong công tác. Liêm là trong sạch, là luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham tâng bốc mình…Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Người còn chỉ rõ: Liêm chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành nhiệm vụ.
                Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Cần, kiệm, liêm, chính đối với cán bộ đảng viên là đạo đức gốc rễ, thiết yếu không thể thiếu, vì “cán bộ các cơ quan, đoàn thể cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”, “những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Vì nó quan trọng như vậy nên với Chủ tịch Hồ Chí Minh “bốn đức” này không chỉ thiết yếu đối với người cán bộ cách mạng mà nó cũng chính là thước đo văn minh của một dân tộc. “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”.
                Với Chủ tịch hồ Chí Minh, nói luôn đi đôi với làm. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương ngời sáng về Cần, Kiêm, Liêm, Chính cho các thế hệ sau học tập và làm theo. Bao nhiêu hình ảnh về sự giản dị, gần gũi, mộc mạc của Bác với đôi dép cao su, bộ quần áo ka- ki đã cũ, bữa ăn đạm bạc, ngôi nhà sàn đơn sơ làm nơi ở…đã khắc sâu vào tâm trí không chỉ cán bộ và nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Để thực hiện Cần, kiêm, liêm, chính, sinh thời Bác luôn từ chối việc tổ chức sinh nhật mình. Năm 1949, Bác có bài thơ “không đề”, trả lời ý kiến một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật Bác:
                                 “Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà
                                   Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
                                   Chờ cho kháng chiến thành công đã
                                   Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.
      Nhưng đến khi kháng chiến thành công, thấy dân ta còn nghèo, đất nước ta còn nhiều khó khăn, vất vả, lại bước vào đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước nên Bác vẫn không cho tổ chức sinh nhật mình. Đến lúc đi xa, dù trên ngực Bác không một tấm huân chương, nhưng tấm huân chương cao quí nhất mà nhân dân cả nước tặng cho Người là niềm tin tuyệt đối, là tình cảm kính yêu vô bờ bến, là sự tự hào khi người dân Việt Nam được nhắc đến tên Bác:Hồ Chí Minh 
 
                                      LÀM THEO GƯƠNG BÁC
 
                    Lời dạy và tấm gương của Bác về Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã dần ngấm sâu và thấm đẫm trong tâm hồn cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt là sau khi có chỉ thị của Bộ Chính Trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Bác đã như ngọn lửa rực sáng khơi dậy, tiếp thêm sức mạnh cho việc học tập và làm theo tấm gương của Người tỏa rạng khắp nơi nơi. Nhiều nơi cán bộ và nhân dân đã coi lãng phí cũng là phạm tội, dù là lãng phí của cải do chính mình làm ra và đề nghị: Tiết kiệm nhất thiết phải là một “quốc sách” và phải là một trong những tiêu chuẩn chính để đánh giá các Đảng ủy, các chi bộ, các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể…có trong sạch, vững mạnh hay không? Thành Ủy Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ riêng giai đoạn (2011-2015), Hà Nội đã tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách hơn 3 nghìn tỷ đồng. Phong trào vận động toàn dân thực hiện việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm, ngày càng đạt thành tích khả quan. Tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2016 là địa phương đi đầu trong việc tinh giảm biên chế, sắp đặt lại bộ máy bằng việc thu gọn đầu mối, là một điển hình của sự thành công về tiết kiệm. Cách làm này, từ năm 2014 đến nay, giúp Quảng Ninh tiết kiệm trên 300 tỷ đồng một năm mà bộ máy hoạt động rất hiệu quả. Mục đích cuối cùng trong cấu trúc bộ máy là làm thế nào để quản lý Nhà nước tốt nhất, đưa nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc như lời Bác dạy. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã nhận thức: thu tốt phải đi đôi với chi tốt tức là chi đúng và triệt để tiết kiệm, tăng hiệu quả quản lý Nhà nước, phải gắn với sắp xếp lại bộ máy, giảm biên chế và phòng chống tham những, lãng phí. Nói một cách hình ảnh: Đây là cuộc cách mạng chống lại thói hư, tật xấu ngay trong “cơ thể hành chính mỗi địa phương”- đó cũng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Bác, làm theo tấm gương của Bác Hồ về Cần, Kiệm, Liêm, chính./.
 
                                                                             Phạm Tài Nguyên
                                                                   Nguyên Trưởng Ban nghiệp vụ
                                                                          Hội Nhà báo Việt Nam
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Tin mới (28/03/2021)
Tin mới
...
Thư mời họp Hội đồng hương năm 2020 (08/06/2020)
Thư mời họp Hội đồng hương năm 2020
...
Từng bừng lễ mừng thọ xuân Canh Tý 2020 (07/02/2020)
Từng bừng lễ mừng thọ xuân Canh Tý 2020
Từng bừng lễ mừng thọ xuân Canh Tý 2020
...
Bác Hồ với chiến thắng Điện Biên Phủ (18/05/2019)
Bác Hồ với chiến thắng Điện Biên Phủ
...
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2019 (22/03/2019)
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2019
...
Thư mời họp mặt (08/03/2019)
Thư mời họp mặt
...
Từng bừng lễ hội Chùa Thanh Quả xuân Kỷ Hợi 2019 (26/02/2019)
Từng bừng lễ hội Chùa Thanh Quả xuân Kỷ Hợi 2019
...
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Kỷ Hợi 2019 (12/02/2019)
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Kỷ Hợi 2019
...
Mùa xuân lại nghĩ về tiết kiệm* (04/02/2019)
Mùa xuân lại nghĩ về tiết kiệm*
...
Tấm gương của người mẹ (28/12/2018)
Tấm gương của người mẹ
...
Mạng xã hội và nhà báo với mạng xã hội (21/06/2018)
Mạng xã hội và nhà báo với mạng xã hội
...
Viết gương " Người tốt, việc tốt" theo lời dạy Bác Hồ (18/05/2018)
Viết gương " Người tốt, việc tốt" theo lời dạy Bác Hồ
...
Vui mừng Hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 18 tháng 3 năm 2017 (24/03/2018)
Vui mừng Hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 18 tháng 3 năm 2017
...
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2018 (11/03/2018)
Vui mừng hội nghị họp mặt Hội đồng hương Minh Kha ngày 17-3-2018
...
Chuyện vui ngày 8-3 ở làng (06/03/2018)
Chuyện vui ngày 8-3 ở làng
...
Tưng bừng tết trồng cây Mậu Tuất 2018 (02/03/2018)
Tưng bừng tết trồng cây Mậu Tuất 2018
...
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Mậu Tuất 2018 (26/02/2018)
Tưng bừng lễ mừng thọ xuân Mậu Tuất 2018
...
Lễ cắt băng khánh thành nhà văn hoá và đón nhận danh hiệu làng văn hoá giai đoạn 2015-2017 (17/02/2018)
Lễ cắt băng khánh thành nhà văn hoá và đón nhận danh hiệu làng văn hoá giai đoạn 2015-2017
...
Ngày xuân lại nói về "tiểu phẩm" trên báo chí (02/02/2018)
Ngày xuân lại nói về "tiểu phẩm" trên báo chí
...
Bác Hồ đi "sắm" Tết (*) (20/01/2018)
Bác Hồ đi "sắm" Tết (*)
...
Chuyện cuối năm ở làng (10/12/2017)
Chuyện cuối năm ở làng
...
Tưng bừng đêm giao lưu văn nghệ mừng lễ hội đền Bà thôn Minh Kha (06/10/2017)
Tưng bừng đêm giao lưu văn nghệ mừng lễ hội đền Bà thôn Minh Kha
...
Tưng bừng lễ hội ngày 23 tháng 7 năm đinh dậu (14/09/2017)
Tưng bừng lễ hội ngày 23 tháng 7 năm đinh dậu
...
Ngày thương binh liệt sỹ năm nay ở thôn Minh Kha (05/07/2017)
Ngày thương binh liệt sỹ năm nay ở thôn Minh Kha
...
Tưng bừng liên hoan văn nghệ chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM (09/04/2017)
Tưng bừng liên hoan văn nghệ chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM
...
TT Họ và tên Năm sinh Năm hy sinh Hy sinh tại chiến trường I/ Danh sách liệt sỹ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1 Nguyễn Sỹ Nuôi   1949   2 Trần Văn Thường   1951  ...

Tin mới (28/03/2021)

VUI  MỪNG BUỔI HỌP MẶT HỘI ĐỒNG HƯƠNG MINH KHA NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2021   Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP- TỰ DO – HẠNH PHÚC -------------***------------     BAN LIÊN LẠC HỘI ĐỒNG HƯƠNG MINH KHA           Kính mời: Các Cô, Bác, Anh, Chị hội viên hội đồng hương Minh...
           Hoà chung không khí vui mừng đón xuân Canh Tý, hôm nay ngày 5 tháng giêng , tức ngày 29/01/2020, Chính quyền cùng Hội người cao tuổi thôn Minh Kha, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà...
                                             Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ, Hồ…Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ…               Câu khẩu ngữ đó không...
  Hòa chung không khí tưng bừng đón xuân mới , xuân Kỷ Hợi năm 2019. Hôm nay ngày 17/3/2019, Hội đồng hương Minh Kha tổ chức họp mặt hàng năm nhằm tổng kết, kết quả hoạt động trong thời...

Quê chồng (04/03/2016)

BÀI THƠ VIẾT NHÂN KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3     QUÊ CHỒNG   Theo chồng tôi đã về quê Làng Minh Kha đó, tôi về làm dâu Sự đời nào có ngờ đâu Làng quê ngày...
Chương trình văn nghệ hội chùa Bốn làng góp tiết mục đua thi tài Quanh ao  làng đông kín người Về chùa trẩy hội góp vui chương trình Cầm tay nhau bước xuống thuyền Mừng vui xao xuyến thỏa lòng...
                     Phạm Tài Nụ (Nguyên)                            Quê tôi có những cánh đồng                          Chỉ nghe tên gọi thắm nồng tình sâu                          Đồng Hà, đồng Má, đồng Dâu...
                                                                     Cầu Mới có từ ngàn xưa...

Hội bốn thôn (10/05/2015)

HỘI BỐN THÔN Bốn thôn chung một ngôi chùa Tên gọi Thanh Quả hiệu là Sùng Quang Điện Thánh thờ ngài Ngô Long Có công giúp các vua Hùng thủa xưa Chống giặc xâm chiếm nước ta Bốn thôn tưởng...
Thôn Minh Kha, Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
Thiết kế bởi webvietnam.vn