Truyền thống cần cù lao động, sáng tạo cũng là bản chất, phong cách sống của con người miền đất Minh Kha. Nơi đây người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, với đồng chiêm đất cỗi bạc màu, qua năm tháng làm ăn lam lũ và thời gian đã bồi đắp cho tâm hồn và nghị lực của con người Minh Kha có được phẩm chất cao quí ấy.
Minh Kha rất giàu truyền thống yêu quê hương đất nước và tinh thần đấu tranh cách mạng. Thôn có một đại đội du kích kiên cường chiến đấu trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm1954. Thôn Minh Kha là cơ sở kháng chiến của Huyện ủy Huyện Thanh Oai. Văn phòng Huyện ủy do đồng chí Nguyễn Hữu Thụ làm bí thư thời kì năm 1952 đã chuyển về đóng tại thôn Minh Kha để lãnh đạo kháng chiến .
Từ tháng 2 năm 1946 đến tháng 7 năm 1954, nhân dân toàn xã Bình Minh, trong đó có Thôn Minh Kha đã chiến đấu kiên cường, đóng góp nhiều sức người, sức của vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân dân vẫn còn nhớ trận đánh của du kích xã Bình Minh phối hợp với một tiểu đội du kích xã Tam Hưng tiêu diệt địch tại khu vực Đền Bà ( Quán Bà ) năm 1948. Nhưng, phải kể đến trận chiến đấu ác liệt của du kích thôn Minh Kha do đồng chí Nguyễn Kiêm Ninh Xã đội trưởng chỉ huy, chống địch càn quét thắng lợi vào tháng 2 năm 1949 ở Cổng Đồn, ao Chợ Mới, làng Minh Kha. Trong trận đó, ta thu được một số chiến lợi phẩm, vũ khí của địch, tiếng vang lan truyền khắp trong vùng.
Chín năm kháng chiến chống Pháp cam go ác liệt của nhân dân ta kết thúc thắng lợi sau chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại 1954, nhưng đã có 14 cán bộ, chiến sĩ của Thôn Minh Kha đã anh dũng hy sinh. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm kiên cường của bậc cha ông còn tỏa sáng mãi, như liệt sỹ Nguyễn Kiêm Ninh xã đội trưởng hy sinh năm 1950, liệt sĩ Trần Văn Trận phó chủ tịch xã hy sinh 1950,Nguyễn Sỹ Nuôi hy sinh năm 1949, Trần Văn Thường hy sinh năm 1951, Nguyễn sỹ Lục hy sinh năm 1950 , Nguyễn Hữu Khách hy sinh năm 1951,Lê Tiến Đạo hy sinh năm 1950 , Bùi Văn Goòng hy sinh năm 1952 ,Bùi Văn Dưỡng hy sinh năm 1953 , Nguyễn Kiêm Khôi hy sinh năm 1950,Trần Văn Nhâm hy sinh năm 1947, Bùi Văn Bộng hy sinh năm 1953,Trần Văn Khoát hy sinh năm 1950, Trần Văn Đang hy sinh năm 1950.
Đến thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược từ năm 1964 đến năm 1975, tiếp nối truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm của cha ông, lớp lớp thanh niên Thôn Minh Kha đã xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu trên mọi chiến trường và viết tiếp những trang sử vàng truyền thống của quê hương. Có gia đình có bốn người con thì cả bốn người con đều lên đường ra mặt trận cứu nước. Thời kì này 20 người con của quê hương Minh Kha đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc và bảo vệ đất nước : Liệt sỹ Bùi Văn Quăng hy sinh năm 1967, Nguyễn Kiêm Tạch hy sinh năm 1967, Trần Văn Hoành hy sinh năm 1966, Nguyễn Sỹ Chinh hy sinh năm 1973, Nguyễn Kiêm Loạn hy sinh năm1971, Tạ Văn Quế hy sinh năm 1968, Bùi Văn Sơn hy sinh năm 1969, Nguyễn Kiêm Cường hy sinh 1972, Phạm Hữu Kỳ hy sinh năm 1967, Bùi Xuân Mễ hy sinh 1967, Bùi Văn Thắng hy sinh 1975, Nguyễn Sỹ Chi hy sinh năm 1967, Trần Văn Ngư hy sinh năm 1972, Nguyễn Kiêm Tuân hy sinh năm 1975, Nguyễn Kiêm Doàn hy sinh năm 1966, Nguyễn Kiêm Vụ hy sinh năm 1968, Nguyễn Kiêm Vùng hy sinh năm 1969, Nguyễn Kim Nhạc hy sinh năm 1970, Nguyễn Minh Phương hy sinh năm 1969, Phạm Tài Diêu hy sinh năm 1967. Và sau 1975 là thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc có 6 liệt sỹ hy sinh đó là : Bùi Văn Soe hy sinh năm 1982, Nguyễn Kim Khăng hy sinh năm 1984, Bùi Văn Lê hy sinh năm 1981, Bùi Văn Dũng hy sinh năm 1979, Nguyễn Thị Thúy hy sinh năm 1980, Bùi Văn Bầu hy sinh năm 2009.
Thôn Minh Kha có 8 bà mẹ đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng đó là Mẹ Nguyễn Thị Chiều sinh năm 1910, Mẹ Nguyễn Thị Lài 1895, Mẹ Bùi Thị Luyến 1903, Mẹ Nguyễn Thị Nghiệp 1925, Mẹ Nguyễn Thị Sao 1903, Mẹ Nguyễn Thị Sói 1901, Mẹ Nguyễn Thị Tước 1891 và Mẹ Lê Thị Gấm sinh năm 1908.
Truyền thống khiêm tốn, hiếu học … Số đại học, cao đẳng…học hàm , học vị…